Ý kiến thăm dò

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
169810

BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC Ở TRÂU, BÒ

Ngày 07/04/2021 14:54:23

Tình hình bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò; cách nhận biết và biện pháp phòng, tránh lây lan dịch bệnh trên địa bàn phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn.

1. Đặc điểm, tình hình dịch bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò


tải xuống (2).jpg

Bệnh Viêm da nổi cục là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút gây ra trên trâu, bò (bệnh này còn được gọi là bệnh Da sần trên trâu, bò). Vi rút này không lây nhiễm và gây bệnh trên người. Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng ăn, uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp.

Bệnh thường xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng có thời tiết ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh và phong phú nhất, gây thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng; trâu, bò có thể chết, gây tổn thất về kinh tế do hạn chế vận chuyển và thương mại.

Dịch bệnh xuất hiện lần đầu tiên tại nước ta từ giữa tháng 10 năm 2020 nhưng đến nay nước ta vẫn chưa sản xuất được vắc xin phòng bệnh. Tại thị xã Nghi Sơn dịch bệnh đã xảy ra đối với trâu bò tại: Xuân Lâm, Ninh Hải, Thanh Sơn, Anh Sơn từ ngày 28/3/2021. Đến 16 giờ ngày 01/4 dịch đã lây lan trên địa bàn 23 xã, phường tại 481 hộ, 78 thôn với 602 con bò mắc bệnh (trong đó đã tiêu hủy 11 con, điều trị khỏi 114 con, còn 477 con đang điều trị.

Ngày 06/3/2021, bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò xuất hiện tại phường Hải Hòa tại tổ dân phố Vinh Tiến. Đến ngày 04/4/2021 toàn phường đã có 19 hộ với 24 con bò và 10 con me tại 05 tổ dân phố (gồm TDP Vinh Tiến, TDP Nhân Hưng, TDP Tân Hòa, TDP Tiền Phong, TDP Đông Hải) đã bị mắc bệnh Viêm da nổi Cục trâu bò với các biểu hiện kém ăn, nổi các u, cục trên da. UBND Phường Hải Hòa đã thành lập đoàn tiến hành tiêm phòng Vác xin trị bệnh VDNC cho toàn bộ số lượng trâu bò trên toàn phường, đồng thời tổ chức phun thuốc Hantox-200 (2 lần) cho toàn bộ chuồng trại chăn nuôi nhằm tiêu diệt tác nhân truyền bệnh Viêm da nổi cục trâu bò như ruồi muỗi kiến, rận, ve, ghẻ, bọ chét, mòng, mạt gà); lập chốt kiểm dịch kiểm soát không cho trâu bò di chuyển vào vùng dịch và từ vùng dịch ra ngoài đồng thời tăng cường chỉ đạo các tiểu khu, tổ dân phố và các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm một số biện pháp phòng chống dịch bệnh, không để lây lan dịch bệnh trên địa bàn.

***

2. Đặc điểm nhận dạng và biện pháp phòng, chống bệnh

Để kịp thời phát hiện và thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục, không để lây lan dịch bệnh trên địa bàn; UBND phường Hải Hòa hướng dẫn một số đặc điểm và biện pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và đề nghị các ban ngành, đơn vị, các Tổ dân phố và toàn thể Nhân dân phối hợp triển khai, hướng dẫn thực hiện; với những nội dung chính như sau:

*Triệu chứng, bệnh tích

- Trâu bò mắc bệnh thường có biểu hiện sốt cao, có thể trên 41°C, bỏ ăn, suy nhược và gầy yếu.

- Giảm khả năng tiết sữa ở gia súc đang cho con bú.

- Viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt.

- Sưng hạch bạch huyết bề mặt (hạch trước vai, hạch sau đùi); thời gian ủ bệnh trung bình từ 4 - 14 ngày.

- Hình thành các nốt sần có đường kính từ 2 - 5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt. Các nốt sần này có hình tròn, chắc và nhô cao trên da, mô dưới da và đôi khi cả các cơ bên dưới.

- Các nốt sần lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng; để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn.

- Các mụn nước, vết hoại tử và vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng và đường tiêu hóa cũng như trong khí quản và phổi

- Chân và các bộ phận vùng bụng khác của cơ thể, như bao da, ức, bìu và âm hộ, có thể bị tiết dịch, khiến con vật không muốn di chuyển.

- Một số động vật bị bệnh không biểu hiện triệu chứng nhưng mang virus trong máu và có thể truyền bệnh cho động vật khỏe thông qua côn trùng hút máu.

*Biện pháp phòng, chống bệnh

Áp dụng biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, vệ sinh sát trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng,…bằng hoá chất, vôi bột, tại các khu vực chăn nuôi; bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất, nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi; tu sữa chuồng trại đảm bảo.

- Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ; định kỳ phun tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; thu gom phân, chất thải đưa vào hố chứa phân, rắc vôi bột trên bề mặt và đậy nắp. Định kỳ mỗi tuần phun sát trùng 1 - 2 lần, xung quanh khu vực chuồng để tiêu diệt mầm bệnh bằng các loại hoá chất sát trùng như: Benkocid, Iodine 10%,...

- Tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, côn trùng hút máu,..tại khu vực chuồng nuôi.

- Tăng cường chế độ chăm sóc, cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ, đúng khẩu phần, thức ăn thô xanh (15 - 30 kg/con/ngày), bổ sung thức ăn tinh (1-2 kg/con/ngày), vitamin C, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi; tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin, tạo hệ miễn dịch cho gia súc.

- Nghiêm cấm việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ trâu, bò và sản phẩm trâu bò trên địa bàn trên địa bàn xã, phường trong thời gian có dịch.

- Nghiêm cấm việc thả rông trâu bò. Trường hợp hộ gia đình nào phát hiện trâu, bò nghi mắc bệnh Viêm da nổi cục, báo cáo ngay cho Tổ trưởng tổ dân phố hoặc UBND phường để có biện pháp xử lý.

Một số hình ảnh công tác phòng, chống dịch tại địa phương.
c38993e0659597cbce84.jpg

Lập chốt kiểm dịch tại Tổ dân phố Tiền Phong

9b9572af089bfac5a38a.jpg

Thực hiện công tác tiêm phòng trên trâu, bò
42e613287730856edc21.jpg


2fcb83cae7d2158c4cc3.jpg

Hình ảnh: Phun thuốc tiêu độc khử trùng

116b74d553f0a1aef8e1.jpg

4df1e251c674342a6d65.jpg

Thực hiện chôn lấp động vật chết theo quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường

Thực hiện: Nguyễn Phúc (Văn hóa phường)

BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC Ở TRÂU, BÒ

Đăng lúc: 07/04/2021 14:54:23 (GMT+7)

Tình hình bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò; cách nhận biết và biện pháp phòng, tránh lây lan dịch bệnh trên địa bàn phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn.

1. Đặc điểm, tình hình dịch bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò


tải xuống (2).jpg

Bệnh Viêm da nổi cục là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút gây ra trên trâu, bò (bệnh này còn được gọi là bệnh Da sần trên trâu, bò). Vi rút này không lây nhiễm và gây bệnh trên người. Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng ăn, uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp.

Bệnh thường xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng có thời tiết ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh và phong phú nhất, gây thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng; trâu, bò có thể chết, gây tổn thất về kinh tế do hạn chế vận chuyển và thương mại.

Dịch bệnh xuất hiện lần đầu tiên tại nước ta từ giữa tháng 10 năm 2020 nhưng đến nay nước ta vẫn chưa sản xuất được vắc xin phòng bệnh. Tại thị xã Nghi Sơn dịch bệnh đã xảy ra đối với trâu bò tại: Xuân Lâm, Ninh Hải, Thanh Sơn, Anh Sơn từ ngày 28/3/2021. Đến 16 giờ ngày 01/4 dịch đã lây lan trên địa bàn 23 xã, phường tại 481 hộ, 78 thôn với 602 con bò mắc bệnh (trong đó đã tiêu hủy 11 con, điều trị khỏi 114 con, còn 477 con đang điều trị.

Ngày 06/3/2021, bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò xuất hiện tại phường Hải Hòa tại tổ dân phố Vinh Tiến. Đến ngày 04/4/2021 toàn phường đã có 19 hộ với 24 con bò và 10 con me tại 05 tổ dân phố (gồm TDP Vinh Tiến, TDP Nhân Hưng, TDP Tân Hòa, TDP Tiền Phong, TDP Đông Hải) đã bị mắc bệnh Viêm da nổi Cục trâu bò với các biểu hiện kém ăn, nổi các u, cục trên da. UBND Phường Hải Hòa đã thành lập đoàn tiến hành tiêm phòng Vác xin trị bệnh VDNC cho toàn bộ số lượng trâu bò trên toàn phường, đồng thời tổ chức phun thuốc Hantox-200 (2 lần) cho toàn bộ chuồng trại chăn nuôi nhằm tiêu diệt tác nhân truyền bệnh Viêm da nổi cục trâu bò như ruồi muỗi kiến, rận, ve, ghẻ, bọ chét, mòng, mạt gà); lập chốt kiểm dịch kiểm soát không cho trâu bò di chuyển vào vùng dịch và từ vùng dịch ra ngoài đồng thời tăng cường chỉ đạo các tiểu khu, tổ dân phố và các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm một số biện pháp phòng chống dịch bệnh, không để lây lan dịch bệnh trên địa bàn.

***

2. Đặc điểm nhận dạng và biện pháp phòng, chống bệnh

Để kịp thời phát hiện và thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục, không để lây lan dịch bệnh trên địa bàn; UBND phường Hải Hòa hướng dẫn một số đặc điểm và biện pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và đề nghị các ban ngành, đơn vị, các Tổ dân phố và toàn thể Nhân dân phối hợp triển khai, hướng dẫn thực hiện; với những nội dung chính như sau:

*Triệu chứng, bệnh tích

- Trâu bò mắc bệnh thường có biểu hiện sốt cao, có thể trên 41°C, bỏ ăn, suy nhược và gầy yếu.

- Giảm khả năng tiết sữa ở gia súc đang cho con bú.

- Viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt.

- Sưng hạch bạch huyết bề mặt (hạch trước vai, hạch sau đùi); thời gian ủ bệnh trung bình từ 4 - 14 ngày.

- Hình thành các nốt sần có đường kính từ 2 - 5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt. Các nốt sần này có hình tròn, chắc và nhô cao trên da, mô dưới da và đôi khi cả các cơ bên dưới.

- Các nốt sần lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng; để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn.

- Các mụn nước, vết hoại tử và vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng và đường tiêu hóa cũng như trong khí quản và phổi

- Chân và các bộ phận vùng bụng khác của cơ thể, như bao da, ức, bìu và âm hộ, có thể bị tiết dịch, khiến con vật không muốn di chuyển.

- Một số động vật bị bệnh không biểu hiện triệu chứng nhưng mang virus trong máu và có thể truyền bệnh cho động vật khỏe thông qua côn trùng hút máu.

*Biện pháp phòng, chống bệnh

Áp dụng biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, vệ sinh sát trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng,…bằng hoá chất, vôi bột, tại các khu vực chăn nuôi; bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất, nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi; tu sữa chuồng trại đảm bảo.

- Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ; định kỳ phun tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; thu gom phân, chất thải đưa vào hố chứa phân, rắc vôi bột trên bề mặt và đậy nắp. Định kỳ mỗi tuần phun sát trùng 1 - 2 lần, xung quanh khu vực chuồng để tiêu diệt mầm bệnh bằng các loại hoá chất sát trùng như: Benkocid, Iodine 10%,...

- Tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, côn trùng hút máu,..tại khu vực chuồng nuôi.

- Tăng cường chế độ chăm sóc, cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ, đúng khẩu phần, thức ăn thô xanh (15 - 30 kg/con/ngày), bổ sung thức ăn tinh (1-2 kg/con/ngày), vitamin C, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi; tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin, tạo hệ miễn dịch cho gia súc.

- Nghiêm cấm việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ trâu, bò và sản phẩm trâu bò trên địa bàn trên địa bàn xã, phường trong thời gian có dịch.

- Nghiêm cấm việc thả rông trâu bò. Trường hợp hộ gia đình nào phát hiện trâu, bò nghi mắc bệnh Viêm da nổi cục, báo cáo ngay cho Tổ trưởng tổ dân phố hoặc UBND phường để có biện pháp xử lý.

Một số hình ảnh công tác phòng, chống dịch tại địa phương.
c38993e0659597cbce84.jpg

Lập chốt kiểm dịch tại Tổ dân phố Tiền Phong

9b9572af089bfac5a38a.jpg

Thực hiện công tác tiêm phòng trên trâu, bò
42e613287730856edc21.jpg


2fcb83cae7d2158c4cc3.jpg

Hình ảnh: Phun thuốc tiêu độc khử trùng

116b74d553f0a1aef8e1.jpg

4df1e251c674342a6d65.jpg

Thực hiện chôn lấp động vật chết theo quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường

Thực hiện: Nguyễn Phúc (Văn hóa phường)

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

 
PHƯỜNG HẢI HÒA Thời Tiết