Ý kiến thăm dò

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
169810

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH

Ngày 08/09/2023 09:49:58

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH

Hiện nay, an toàn giao thông là vấn đề nhức nhối của xã hội, là hiểm họa thường trực đối với mỗi người khi tham gia giao thông, trên phạm vi cả nước, mỗi ngày xảy ra hàng trăm vụ TNGT làm chết và bị thương nhiều người, trong đó có nhiệu vụ TNGT liên quan đến học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.

* Trong năm 2022 và 06 tháng đầu năm 2023 trên địa bàn Thị xã Nghi Sơn xảy ra 127 vụ va chạm và TNGT, làm chết 70 người, bị thương 77 người, hư hỏng trên 100 phương tiện ô tô, mô tô, thiệt hại tài sản ước tính hàng chục tỷ đồng của Nhà nước và nhân dân, đặc biệt xảy ra 02 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, làm chết nhiều người. Hậu quả để lại cho người thân, thêm một gánh nặng cho xã hội, gây tổn thất về vật chất, tinh thần cho gia đình, mất đi tương lai, hoài bão của tuổi trẻ. Trước thực trạng đó việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường là hết sức quan trọng, để làm thay đổi thái độ, ý thức, hành vi tự giác chấp hành của học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông.

* Quá trình thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, có rất nhiều hành vi mà học sinh thường xuyên vi phạm, trong đó kể đến một số hành vi phổ biến như: Việc chuyển hướng, chuyển làn đường, không giữ khoảng cách an toàn, không đi đúng phần đường, không chấp hành hiệu lệnh chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường……Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, giàn hàng ngang; Không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm cài quai không đúng quy cách khi tham gia giao thông; đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn; Sử dụng điện thoại di động trong khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; Điều khiển phương tiện không đúng độ tuổi…

* Để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh, trên cơ sở các kiến thức pháp luật và tình hình thực tế, khuyến cáo học sinh thực hiện tốt một số kỹ năng cần thiết sau đây: Giảm tốc độ khi đến ngã tư, ngã ba, khúc cua, ngã rẽ; Không lách vào những khe hở quá hẹp giữa hai xe ô tô; Giữ khoảng cách an toàn với xe đi trước; Tránh đi vào điểm mù của xe ô tô cỡ lớn; Nhường đường cho xe ưu tiên; Sang đường đúng cách; Không uống rượu bia khi tham gia giao thông; Tuân thủ luật giao thông và chỉ dẫn của lực lượng chức năng;

* Đối với học sinh, khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm về Độ tuổi điều khiển phương tiện, cụ thể: Người đủ 16 tuổi được điều khiển xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3; Người đủ 18 tuổi trở lên được điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích từ 50cm3 trở lên;

* Trường hợp học sinh không chấp hành độ tuổi điều khiển phương tiện, sẽ bị xử lý như sau: Trường hợp người dưới 16 tuổi khi điều khiển xe tham gia giao thông vi phạm bị áp dụng hình thức phạt: Cảnh cáo; Người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi điều khiển xe tham gia giao thông vi phạm bị áp dụng hình thức phạt: Phạt tiền bằng ½ mức phạt tiền đối với người thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên); Bên cạnh đó trong cả 02 trường hợp nêu trên, chủ phương tiện là người đứng tên trong đăng ký xe sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt với hành vi: Giao xe hoặc để xe cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông (mức phạt 1.400.000đ đối với cá nhân và 2.800.000đ đối với tổ chức khi phương tiện là xe mô tô, xe gắn máy).

* Quá trình tham gia giao thông, khi bản thân gặp tai nạn giao thông hoặc thấy xảy ra vụ tai nạn giao thông, chúng ta phải nắm vững các kiến thức cơ bản sau đây: Đưa người bị nạn đi cấp cứu; Thông báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất; Báo cho người thân của người bị nạn (nếu biết); Bảo về tài sản cho người bị nạn, bàn giao lại cho Cơ quan Công an hoặc người nhà nạn nhân; Cung cấp những thông tin cần thiết cho Cơ quan Công an phục vụ công tác điều tra, giải quyết TNGT và hoàn thiện các thủ tục bảo hiểm.

* Thời gian tới, Công an Thị xã Nghi Sơn sẽ huy động tối đa lực lượng Cảnh sát Giao thông Trật tự phối hợp với Công an các xã phường tăng cường công tác Tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của học sinh tại các khu vực cổng trường học; đồng thời thông qua hệ thống camera giám sát về ANTT của Công an Thị xã Nghi Sơn và Công an xã phường trên các tuyến giao thông, hình ảnh do tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội để tiến hành xác minh “Xử phạt nguội” các trường hợp học sinh vi phạm, định kỳ hàng tuần, hàng tháng sẽ tập hợp thông báo đến các trường, làm tiêu chí đánh giá chất lượng cho học sinh trong năm học mới.

T/hiện: Xuân Quý

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH

Đăng lúc: 08/09/2023 09:49:58 (GMT+7)

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH

Hiện nay, an toàn giao thông là vấn đề nhức nhối của xã hội, là hiểm họa thường trực đối với mỗi người khi tham gia giao thông, trên phạm vi cả nước, mỗi ngày xảy ra hàng trăm vụ TNGT làm chết và bị thương nhiều người, trong đó có nhiệu vụ TNGT liên quan đến học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.

* Trong năm 2022 và 06 tháng đầu năm 2023 trên địa bàn Thị xã Nghi Sơn xảy ra 127 vụ va chạm và TNGT, làm chết 70 người, bị thương 77 người, hư hỏng trên 100 phương tiện ô tô, mô tô, thiệt hại tài sản ước tính hàng chục tỷ đồng của Nhà nước và nhân dân, đặc biệt xảy ra 02 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, làm chết nhiều người. Hậu quả để lại cho người thân, thêm một gánh nặng cho xã hội, gây tổn thất về vật chất, tinh thần cho gia đình, mất đi tương lai, hoài bão của tuổi trẻ. Trước thực trạng đó việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường là hết sức quan trọng, để làm thay đổi thái độ, ý thức, hành vi tự giác chấp hành của học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông.

* Quá trình thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, có rất nhiều hành vi mà học sinh thường xuyên vi phạm, trong đó kể đến một số hành vi phổ biến như: Việc chuyển hướng, chuyển làn đường, không giữ khoảng cách an toàn, không đi đúng phần đường, không chấp hành hiệu lệnh chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường……Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, giàn hàng ngang; Không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm cài quai không đúng quy cách khi tham gia giao thông; đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn; Sử dụng điện thoại di động trong khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; Điều khiển phương tiện không đúng độ tuổi…

* Để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh, trên cơ sở các kiến thức pháp luật và tình hình thực tế, khuyến cáo học sinh thực hiện tốt một số kỹ năng cần thiết sau đây: Giảm tốc độ khi đến ngã tư, ngã ba, khúc cua, ngã rẽ; Không lách vào những khe hở quá hẹp giữa hai xe ô tô; Giữ khoảng cách an toàn với xe đi trước; Tránh đi vào điểm mù của xe ô tô cỡ lớn; Nhường đường cho xe ưu tiên; Sang đường đúng cách; Không uống rượu bia khi tham gia giao thông; Tuân thủ luật giao thông và chỉ dẫn của lực lượng chức năng;

* Đối với học sinh, khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm về Độ tuổi điều khiển phương tiện, cụ thể: Người đủ 16 tuổi được điều khiển xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3; Người đủ 18 tuổi trở lên được điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích từ 50cm3 trở lên;

* Trường hợp học sinh không chấp hành độ tuổi điều khiển phương tiện, sẽ bị xử lý như sau: Trường hợp người dưới 16 tuổi khi điều khiển xe tham gia giao thông vi phạm bị áp dụng hình thức phạt: Cảnh cáo; Người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi điều khiển xe tham gia giao thông vi phạm bị áp dụng hình thức phạt: Phạt tiền bằng ½ mức phạt tiền đối với người thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên); Bên cạnh đó trong cả 02 trường hợp nêu trên, chủ phương tiện là người đứng tên trong đăng ký xe sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt với hành vi: Giao xe hoặc để xe cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông (mức phạt 1.400.000đ đối với cá nhân và 2.800.000đ đối với tổ chức khi phương tiện là xe mô tô, xe gắn máy).

* Quá trình tham gia giao thông, khi bản thân gặp tai nạn giao thông hoặc thấy xảy ra vụ tai nạn giao thông, chúng ta phải nắm vững các kiến thức cơ bản sau đây: Đưa người bị nạn đi cấp cứu; Thông báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất; Báo cho người thân của người bị nạn (nếu biết); Bảo về tài sản cho người bị nạn, bàn giao lại cho Cơ quan Công an hoặc người nhà nạn nhân; Cung cấp những thông tin cần thiết cho Cơ quan Công an phục vụ công tác điều tra, giải quyết TNGT và hoàn thiện các thủ tục bảo hiểm.

* Thời gian tới, Công an Thị xã Nghi Sơn sẽ huy động tối đa lực lượng Cảnh sát Giao thông Trật tự phối hợp với Công an các xã phường tăng cường công tác Tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của học sinh tại các khu vực cổng trường học; đồng thời thông qua hệ thống camera giám sát về ANTT của Công an Thị xã Nghi Sơn và Công an xã phường trên các tuyến giao thông, hình ảnh do tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội để tiến hành xác minh “Xử phạt nguội” các trường hợp học sinh vi phạm, định kỳ hàng tuần, hàng tháng sẽ tập hợp thông báo đến các trường, làm tiêu chí đánh giá chất lượng cho học sinh trong năm học mới.

T/hiện: Xuân Quý

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

 
PHƯỜNG HẢI HÒA Thời Tiết